Thương hiệu Louis Yoga chuyên cung cấp Thảm tập Yoga
Dụng cụ tập Yoga chất lượng, chính hãng, thiết kế tinh tế, phong cách đa dạng
Bảo hành 1 đổi 1
Freeship
Thương hiệu Louis Yoga chuyên cung cấp Thảm tập Yoga
Dụng cụ tập Yoga chất lượng, chính hãng, thiết kế tinh tế, phong cách đa dạng
Bảo hành 1 đổi 1
Freeship
Louis Yoga

Tư thế thằn lằn trong Yoga: Mang lại năng lượng tích cực cho bạn

Lê Thảo
567 lượt xem

Tư thế thằn lằn trong Yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể giúp kéo căng cơ hông, giảm đau thắt lưng, đau thần kinh tọa. Ngoài ra, còn cải thiện sự tập trung, tiếp thêm sinh lực cho cơ thể và giải phóng những cảm xúc tiêu cực. Cùng tìm hiểu về tư thế Yoga thằn lằn chi tiết qua bài viết sau đây.

1. Tư thế thằn lằn trong Yoga được hiểu như nào?

Tư thế thằn lằn trong Yoga hay còn được gọi là Lizard Pose là một tư thế Yoga khó nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể con người. Tư thế yêu cầu sự dẻo dai và sức mạnh cơ thể, đặc biệt là vùng lưng, vai và cánh tay. Tư thế này không dễ dàng thực hiện ngay lúc ban đầu. Bạn cần phải thường xuyên tập luyện kiên trì và dần làm quen với tư thế thằn lằn.

Trong tư thế này, cơ thể nằm sấp xuống sàn, hai tay đặt phía dưới vai và đẩy ngực lên khỏi mặt sàn. Đầu gối và bàn chân duỗi thẳng ra phía sau, chỉ có mu bàn tay, ngực và mũi chân chạm sàn.

Tư thế thằn lằn trong Yoga

2. Lợi ích của tư thế thằn lằn

Lợi ích của tư thế thằn lằn mang lại cho sức khỏe rất tuyệt vời, nếu bạn thường xuyên tập luyện:

  • Giúp lưu thông máu: Khi nâng ngực lên, máu lưu thông tốt hơn đến các cơ quan nội tạng trọng cơ thể, đặc biệt là ngực, điều này rất tốt cho tin và phổi.
  • Cải thiện sự dẻo dai: Với tư thế này sẽ giúp cột sống được kéo giãn, tăng độ dẻo dai cho cột sống.
  • Tăng cường sức mạnh cơ lưng, vai, cánh tay: Tư thế thằn lằn yêu cầu dùng sức nâng ngực lên khỏi mặt sàn. Điều này sẽ tăng cường sức mạnh cho các cơ lưng, vai và cánh tay.
  • Đẹp da: Khi nâng ngực lên khỏi sàn, da ngực được kéo căng, giúp săn chắc và đàn hồi hơn.
  • Giảm căng thẳng thần kinh: Tư thế thằn lằn có tác dụng thư giãn cơ bắp, giúp giảm căng thẳng thần kinh hiệu quả.
  • Tốt cho cột sống: Giúp xương sống thẳng và dẻo dai hơn.

Lợi ích tư thế thằn lằn mang lại cho sức khỏe con người

3. Cách thực hiện tư thế thằn lằn 

Thực hiện tư thế thằn lằn đúng sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe con người. Sau đây là các bước thực hiện tư thế Yoga thằn lằn đúng, bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế chó cúi mặt rồi hít vào. Tiếp theo, thở ra đưa chân phải về phía trước, đặt cạnh bàn tay phải.
  • Bước 2: Gập đầu gối phải tạo góc 90 độ, ngón chân hướng ra ngoài khoảng 45 độ. Hít vào, đặt cả hai cẳng tay xuống sàn, song song với nhau và nằm ở phía bên trái của chân phải.
  • Bước 3: Xoè bàn tay xuống thảm. Hạ đầu gối xuống sàn, để phần trên bàn chân trái chạm thảm. Đặt trọng lượng đều trên cả hai hông.
  • Bước 4: Chuyển sức nặng xuống phần hông, nếu cảm thấy thoải mái hạ cả hai cánh tay. Giữ tư thế trong khoảng 5 nhịp thở.
  • Bước 5: Thở ra sâu và duỗi thẳng cánh tay. Hít vào và quay trở lại tư thế chó cúi mặt. Sau đó, lặp lại với chân trái.

Cách thực hiện tư thế thằn lằn trong Yoga

4. Mẹo để thực hiện tư thế thằn lằn dễ dàng 

Sau đây sẽ giới thiệu đến bạn một số mẹo để có thể thực hiện tư thế thằn lằn một cách dễ dàng.

3.1 Khởi động làm nóng cơ thể 

Không chỉ riêng những người tập Yoga mà đối với tất cả các môn thể thao khác đều phải làm nóng cơ thể trước khi tập. Việc khởi động và làm nóng cơ thể là vô cùng quan trọng giúp bạn tạo nhiệt cho cơ thể và cung cấp lượng máu cũng như làm ấm các vùng cơ bắp trước khi thực hiện động tác kéo giãn.

Động tác vô cùng đơn giản và an toàn, nếu khởi động tốt, sẽ giúp tăng sức bền toàn thân cực kỳ tốt. Bạn có thể thực hiện Plank để làm nóng cơ thể và quen dần với các động tác, nên giữ Plank ít nhất 1 phút để thư giãn cơ bắp trước khi tập.

3.2 Điều chỉnh phần hông nhẹ nhàng 

Khi đã làm nóng cơ thể, bạn sẽ chuyển sang phần hông. Bạn có thể thực hiện động tác Bồ câu nghiêng hay tư thế xỏ kim. Để thực hiện động tác, bạn hãy nằm ngửa xuống sàn, sau đó nghiêng người sang một bên, đặt mắt cá chân này lên đùi chân kia. Vươn tay ra sau phần thân kheo và kéo chân lại phần phía bạn. Bạn có thể sử dụng dây đeo để hỗ trợ.

Điều quan trọng nhất là bạn đừng kéo quá căng phần cơ. Hãy thực hiện tư thế Yoga một cách từ từ và nhẹ nhàng để cảm thấy phần hông của mình được giãn ra một cách thoải mái, và giữ động tác trong vòng 3 đến 5 nhịp thở.

Điều chỉnh hông và giữ thăng bằng trong tư thế thằn lằn

3.3 Giữ thăng bằng cơ thể

Sự co giãn của một vài động tác sẽ giúp bạn xây dựng được sức bền và vào tư thế thằn lằn được dễ dàng hơn. Trở về với tư thế tay và đầu gối đặt ở thế cái bàn, giữ thẳng từ phần bụng đến cột sống và tưởng tượng như bạn đang giữ thăng bằng một ly nước trên lưng. Mắt nhìn xuống thảm để bảo vệ cho phần cổ sau. 

Giơ cao chân phải lên song song với mặt đất. Bạn có thể giữ nguyên hoặc có thể giơ tay trái ra phía trước cùng lúc. Giữ nguyên, hít thở đều. Bạn sẽ cảm nhận được sự gắn kết cốt lõi mạnh mẽ trong cơ thể. Ra khỏi tư thế và lặp lại động tác tương tự với bên còn lại.

3.4 Vào tư thế từ từ 

Tư thế trường tấn thấp là một trong những cách tốt nhất giúp cho bạn vào tư thế con thằn lằn. Đưa chân phải vào giữa hai tay với tư thế cái bàn. Giữ nguyên với hai tay đặt trên thảm, hoặc thẳng người lên, tay phải đặt lên gối phải, tay trái nắm mũi chân trái phía sau. Bạn sẽ cảm thấy hông của mình được kéo giãn một cách tuyệt vời. Duy trì trong vài nhịp thở và chú ý cảm nhận phần hông của mình. Trở về tư thế ban đầu và lặp lại với bên còn lại.

Nếu động tác vừa rồi đủ để bạn cảm nhận được sự kéo giãn của cơ thể thì có thể bỏ qua tư thế con thằn lằn ngày hôm nay, hãy lắng nghe cơ thể và nếu bạn muốn khám phá sâu hơn thì có thể bước vào tư thế Yoga chính là tư thế Yoga thằn lằn.

Tư thế thằn lằn là tư thế Yoga kéo giãn rất tốt, đặc biệt là phần hông và háng. Bạn hãy kiên trì và thường xuyên tập luyện từ những bước cơ bản đến nâng cao sẽ thấy được hiệu quả và lợi ích mà tư thế này mang lại.

Viết bình luận của bạn